Thông tin chung
1. Bộ TN&MT thực hiện gần 100% kiến nghị xử lý tài chính của Kiểm toán nhà nước
Bộ TN&MT vừa có Báo cáo tình hình thực hiện các kết luận, kiến nghị của Kiểm toán nhà nước (KTNN) đối với các kiến nghị tại Báo cáo kiểm toán việc quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công năm 2023 và chuyên đề việc quản lý, sử dụng quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách do Trung ương quản lý giai đoạn 2020-2023. Theo báo cáo, Bộ TN&MT thực hiện gần 100% kiến nghị xử lý tài chính của KTNN. Bộ đã thực hiện 100% kiến nghị khác của KTNN với số tiền 196.572.302.280 đồng; đã thực hiện nhiều kiến nghị về công tác quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công. Ngoài ra, thực hiện kiến nghị này của KTNN, ngày 17/1/2025, Vụ Pháp chế đã họp xem xét trách nhiệm của các cá nhân có liên quan trong việc ban hành Quy chế quản lý và sử dụng tiền đóng góp tài chính vào Quỹ BVMTVN để hỗ trợ xử lý chất thải của nhà sản xuất, nhập khẩu; thời gian tới sẽ xây dựng quy định hỗ trợ xử lý chất thải của nhà sản xuất, nhập khẩu. Tin trên báo Kiểm toán.
Lĩnh vực Đất đai
2. Thủ tướng yêu cầu vận hành cơ sở dữ liệu đất đai
Tại Chỉ thị số 03 ngày 4/2/2025 đôn đốc thực hiện nhiệm vụ trọng tâm sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Thủ tướng yêu cầu vận hành cơ sở dữ liệu đất đai. Cụ thể, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Thủ tướng giao Bộ Tài nguyên và Môi trường sớm hoàn thiện, đưa vào vận hành hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu đất đai; cung cấp dịch vụ công trực tuyến về đất đai ở các đô thị. Việc này nhằm nâng cao các chỉ số tiếp cận, đăng ký và chất lượng quản lý hành chính về đất đai… Tin trên Diễn đàn doanh nghiệp, Kinh tế Môi trường, Vnexpress.
Hội nghị toàn quốc về bất động sản dự kiến được tổ chức trước ngày 15/2. Báo Dân trí cho biết, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Xây dựng phối hợp với Văn phòng Chính phủ trước ngày 15/2 tổ chức hội nghị toàn quốc về thúc đẩy nhà ở xã hội và thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh.
3. Gỡ vướng pháp lý dự án, giúp doanh nghiệp tiếp cận đất đai với chi phí hợp lý
Năm 2025, việc tiếp tục hoàn thiện thể chế về đất đai được kỳ vọng sẽ tạo nguồn lực quan trọng đối với nền kinh tế, góp phần vào mục tiêu tăng trưởng chung. Viện trưởng Viện Chiến lược, Chính sách TNMT Nguyễn Đình Thọ nhận định, để những điểm tích cực của Luật Đất đai 2024 thực sự phát huy tác dụng thì việc thúc đẩy thực thi ở cấp địa phương là rất quan trọng. Trong đó đặc biệt chú trọng đến việc xác định giá đất liên quan trực tiếp đến bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và khả năng tiếp cận đất đai của doanh nghiệp cũng như người dân. Nhiệm vụ đặt ra là “hóa giải” được các thách thức lớn nhất đối với các địa phương là “nút thắt” trong huy động nguồn lực đất đai. Mục tiêu là không chỉ Nhà nước sẽ thu được ngân sách cao nhất từ đất đai mà còn phải tạo điều kiện để các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận đất đai với chi phí hợp lý. (bnews).
4. Bảo đảm hài hòa lợi ích giữa các bên thông qua định giá đất
Ông Lê Văn Bình, Phó Vụ trưởng Vụ Đất đai cho biết: Thực tế, có những tỉnh dùng hệ số điều chỉnh và mỗi năm ban hành một hệ số, không điều chỉnh bảng giá gốc. Tuy nhiên, khi căn cứ theo Luật Đất đai 2024, việc tính giá đất không được nhân với hệ số điều chỉnh sẽ khiến mặt bằng giá xuống thấp. Do đó, các địa phương cần điều chỉnh bảng giá đất trong thời gian tới để Bảo đảm hài hòa lợi ích giữa các bên thông qua định giá đất. Còn PGS- TS Đinh Trọng Thịnh đề nghị Bộ TN&MT hướng dẫn các địa phương quy định cụ thể, chi tiết hơn giá của từng loại đất trong nhóm đất "sản xuất kinh doanh không phải là đất thương mại dịch vụ" đúng theo nguyên tắc "bảo đảm hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, người sử dụng đất và nhà đầu tư", phù hợp với khả năng sinh lời của đất đai thay vì gộp chung các loại đất trong nhóm này để áp một mức giá chung. Với các loại đất không tạo ra giá trị sinh lời cao mà hướng đến phục vụ cộng đồng nhiều hơn, ông Thịnh đề xuất xem xét giảm, miễn tiền sử dụng đất, tiền thuê đất cho doanh nghiệp (vnanet.vn).
5. Xây dựng bảng giá đất mới: Cần hiểu và áp dụng đúng nguyên tắc "giá trị thị trường" thay vì dựa vào giá cả thị trường
Xây dựng bảng giá đất mới: Cần hiểu và áp dụng đúng nguyên tắc "giá trị thị trường" thay vì dựa vào giá cả thị trường. Đó là quan điểm của PGS.TS. Ngô Thị Phương Thảo, Trưởng khoa Bất động sản và Kinh tế tài nguyên, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân trên Reatimes. Vị chuyên gia cho rằng, việc hiểu và vận dụng "nguyên tắc thị trường" để xây dựng bảng giá đất mới đặt chính quyền các địa phương vào tình thế chịu áp lực lớn nhất. Bởi lẽ, chính quyền các cấp vừa phải đảm bảo tính chính xác, minh bạch của bảng giá đất, vừa phải đảm bảo hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, người sử dụng đất và nhà đầu tư. Đặc biệt, phải cân đối để không ảnh hưởng tiêu cực đến doanh nghiệp và việc thu hút đầu tư vào địa phương. Không ít địa phương bối rối trong việc xác định giá đất và việc hỗ trợ chính quyền trong vấn đề này là rất cần thiết.
6. Đề xuất bổ sung 8 trường hợp miễn giảm tiền thuê đất năm 2025
Tại Dự thảo Nghị định quy định các trường hợp khác được miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất theo Luật Đất đai và Nghị định 103, 104/2024, Bộ Tài chính Đề xuất bổ sung trường hợp miễn giảm tiền thuê đất năm 2025. Trong đó, Bộ đề xuất miễn tiền thuê đất cho cả thời hạn thuê đối với trường hợp sử dụng đất để xây dựng trụ sở Ngân hàng Chính sách xã hội các cấp; trường hợp phục vụ đối ngoại giao; doanh nghiệp có dự án đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; trường hợp được Nhà nước cho thuê đất trả tiền thuê đất hàng năm để sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối mà bị thiên tai, hỏa hoạn… Tin trên Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp.
Lĩnh vực Môi trường
7. Bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt trên 200 nghìn tấn/năm phải có hệ thống xử lý, thu hồi năng lượng
Theo Vneconomy, Bộ TN&MT đang dự thảo Thông tư ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường đối với bãi chôn lấp chất thải rắn. Quy chuẩn quy định các yêu cầu kỹ thuật về môi trường và yêu cầu quản lý bắt buộc phải tuân thủ đối với bãi chôn lấp chất thải rắn. Theo dự thảo, Bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt trên 200 nghìn tấn/năm phải có hệ thống xử lý, thu hồi năng lượng. Chất thải rắn sinh hoạt và chất thải rắn công nghiệp thông thường phải được phân loại, ưu tiên lựa chọn tái sử dụng, tái chế nhằm hạn chế tối đa lượng chất thải phải chôn lấp… Đặc biệt, không được chôn lấp các loại chất thải có khả năng tái chế.
Lĩnh vực Địa chất – khoáng sản
8. Dự án sân bay Long Thành thiếu nguyên vật liệu: Đồng Nai cùng Bộ TN&MT họp khẩn
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Phạm Minh Chính về Dự án sân bay Long Thành thiếu nguyên vật liệu: Đồng Nai cùng Bộ TN&MT họp khẩn. Theo đó, cuộc họp dự kiến diễn ra sáng 7.2 tại trụ sở UBND tỉnh Đồng Nai. Nội dung họp để nghe các đơn vị báo cáo rà soát khu vực khai thác vật liệu xây dựng; giải quyết các khó khăn, vướng mắc cũng như thống nhất giải pháp thực hiện cấp giấy phép khai thác vật liệu xây dựng phục vụ thi công các dự án giao thông trọng điểm phía nam. Tin trên báo Thanh niên.
Vấn đề TN&MT tại địa phương
TÀI NGUYÊN ĐẤT
9. Bình Thuận: Rà soát lại hơn 30 dự án đã được Nhà nước giao đất
Chiều 5.2, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận có công văn yêu cầu Sở TN&MT chủ trì, phối hợp Sở Xây dựng, Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh, UBND huyện, thị xã, thành phố.
Rà soát lại hơn 30 dự án đã được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, đấu giá quyền sử dụng đất trên địa bàn để xem xét; tính toán lại giá đất (nếu có) theo quy định pháp luật, tránh thất thu ngân sách. Tin trên báo Thanh niên.
10. Nam Định phạt 900 triệu đồng 6 cá nhân lấn chiếm đất Cồn Xanh
Theo nguồn tin báo Thanh niên, ngày 5.2, UBND tỉnh Nam Định đã ban hành 6 quyết định phạt 900 triệu đồng 6 cá nhân lấn chiếm đất Cồn Xanh (huyện Nghĩa Hưng).
11. Kết luận kiểm tra dấu hiệu vi phạm với nguyên chủ tịch, phó chủ tịch
TP Nha Trang Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Khánh Hòa vừa Kết luận kiểm tra dấu hiệu vi phạm với nguyên chủ tịch, phó chủ tịch TP Nha Trang và 5 cán bộ, đảng viên liên quan việc thu hồi đất dự án ở TP Nha Trang. Đó là dự án kinh doanh bất động sản do Công ty TNHH Quốc Hân làm chủ đầu tư, do UBND TP Nha Trang thu hồi đất và bàn giao triển khai dự án. Theo kết luận, các cán bộ đã vi phạm trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao. Tin đăng trên báo Tuổi trẻ.
12. Người dân Tp Bảo Lộc: Lấn chiếm và bán sang tay hàng vạn m2 đất công
Ngày 5/2, nguồn tin Báo Người lao động cho hay UBND TP Bảo Lộc (tỉnh Lâm Đồng) đã có văn bản giao các đơn vị liên quan nghiên cứu các nội dung liên quan đến việc xử lý thửa đất số 171, tờ bản đồ số 9, phường Lộc Tiến với diện tích hơn 75.000 m2. Theo báo cáo, Nhiều người ở TP Bảo Lộc đã Lấn chiếm và bán sang tay hàng vạn m2 đất công do Nhà nước quản lý.
TÀI NGUYÊN NƯỚC
13. Chủ tịch TP Hà Nội chốt phương án làm sạch sông Tô Lịch
Ngày 5.2, Văn phòng UBND TP Hà Nội vừa ban hành thông báo về kết luận của Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh tại buổi họp nghe báo cáo về phương án bổ cập nước vào sông Tô Lịch nhằm cải thiện môi trường. Theo Thông báo, Chủ tịch TP Hà Nội chốt phương án làm sạch sông Tô Lịch (Tin tức); Chủ tịch Hà Nội chỉ đạo đồng bộ các giải pháp "hồi sinh" sông Tô Lịch (Người Đưa Tin). Hà Nội đặt mục tiêu hoàn thành nạo vét sông Tô Lịch vào tháng 8/2025. Báo Chính phủ cho biết. Lãnh đạo UBND Tp Hà Nội "chốt" 2 giai đoạn bổ cập nước "hồi sinh" sông Tô Lịch (Thanh tra). Trước mắt, Chủ tịch Hà Nội Trần Sỹ Thanh yêu cầu khẩn trương lấy nước sông Hồng bổ cập cho sông Tô Lịch (Tạp chí Kinh tế Sài Gòn, VietNamPlus, Người lao động, Lao Động, Tuổi trẻ, Vneconomy, VTC, Kinh tế & Đô thị, VOV, Đại Đoàn Kết, Dân trí, VnExpress). Về lâu dài, Hà Nội nghiên cứu xây dựng đập dâng cứu sông Tô Lịch (Công Thương, Thanh niên).
MÔI TRƯỜNG
14. TP.HCM tiềm ẩn nguy cơ rò rỉ nước thải ở khu công nghiệp lâu năm
Ban Quản lý các khu chế xuất và công nghiệp TP.HCM (Hepza) vừa có báo cáo công tác môi trường năm 2024. Theo báo cáo, hiện TP.HCM có 17 khu chế xuất (KCX), khu công nghiệp (KCN) với 1.527 doanh nghiệp (DN), trong đó có 241 DN phát sinh nước thải và 150 DN phát sinh khí thải. Đáng chú ý, trong báo cáo này, Hepza cảnh báo: TP.HCM tiềm ẩn nguy cơ rò rỉ nước thải ở khu công nghiệp lâu năm. Hepza cho rằng nhiều quy định hướng dẫn về bảo vệ môi trường còn bất cập. Cụ thể, hiện các phản ánh tập trung vào khí thải và mùi hôi từ hoạt động chế biến cao su, thuốc lá nhưng Bộ TN&MT chưa ban hành hướng dẫn quy chuẩn kỹ thuật về mùi hôi nên khó khăn khi giải quyết phản ánh. Về nước thải, hiện chưa có hướng dẫn cụ thể về tái sử dụng nước thải sau khi xử lý để tưới cây, rửa đường trong KCX, KCN. Phản ánh trên báo Thanh niên.
15. Vụ nhà máy sắn gây ô nhiễm: Chuyển hồ sơ cho cơ quan điều tra
Liên quan đến việc người dân thôn Xát và thôn Me (xã Sơn Lai, huyện Nho Quan, Ninh Bình) dựng lều, căng băng-rôn ngay trước cổng Nhà máy chế biến tinh bột sắn Elmaco Ninh Bình (tại xã Sơn Lai) để phản đối vì cho rằng nhà máy xả thải gây ô nhiễm môi trường, ngày 5.2, trao đổi với PV Báo Lao Động, Dân trí, ông Nguyễn Tiến Dũng - Phó Giám đốc Sở TNMT tỉnh Ninh Bình cho biết, kết quả kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường đối với nhà máy này cho thấy, kết quả phân tích mẫu môi trường thông số tổng số Coliform 4 mẫu nước tại nhà các hộ dân đều vượt quy chuẩn kỹ thuật cho phép. Sở TN&MT Ninh Bình đã Chuyển hồ sơ cho cơ quan điều tra.
16. Phát hiện núi bánh kẹo trong bãi rác La Phù: Mối đe dọa tiềm ẩn cho sức khỏe và môi trường
Các báo Tuổi trẻ, Tiền phong, Lao Động, VTC phản ảnh: Phát hiện 'núi' bánh kẹo đổ trong bãi rác La Phù, lãnh đạo huyện Hoài Đức nói gì? Ngày 5-2, ông Nguyễn Trung Thuận – Phó Chủ tịch UBND huyện Hoài Đức cho biết UBND huyện Hoài Đức đã yêu cầu xã La Phù cùng các đơn vị liên quan xác minh ai đã đổ đống bánh kẹo trên vào bãi rác cũng như truy nguồn gốc số bánh kẹo kể trên. Ông Thuận cho rằng quan điểm chính quyền huyện là sẽ đi đến cũng sự việc kể trên và xử lý triệt để nếu có vi phạm. Hiện huyện cũng đã chỉ đạo chính quyền địa phương nhanh chóng vận chuyển số bánh kẹo được đổ tại bãi trên đến nơi tập kết theo quy định. Bánh kẹo "hậu Tết": Mối đe dọa tiềm ẩn cho sức khỏe và môi trường (Báo Dân trí).
ĐỊA CHẤT – KHOÁNG SẢN
17. Đắk Nông đề nghị Bộ TN&MT sớm rà soát, khoanh định khu vực không đấu giá các mỏ bô xít
Báo Lao Động thông tin: Chiều 5.2, Thường trực Tỉnh uỷ Đắk Nông tổ chức cuộc họp ngheBan Cán sự Đảng UBND tỉnh báo cáo tình hình nghiên cứu, khảo sát và đầu tư các dự án khai thác bô xít. UBND tỉnh cho biết: Trung ương xác định, Đắk Nông là trung tâm bô xít, luyện nhôm quốc gia. Chính vì thế, cần xây dựng cho tỉnh cơ chế đặc thù trong khai thác bô xít. Hiện toàn tỉnh có 5 cụm mỏ, với 18 điểm mỏ. Mỗi cụm mỏ chỉ xây dựng 1 tổ hợp nhà máy chế biến bô xít. Đắk Nông đã thống nhất chủ trương cho nghiên cứu khảo sát, đánh giá đề xuất đầu tư và đã có 5 nhà đầu tư nộp hồ sơ đề xuất chấp thuận chủ trương đầu tư các tổ hợp nhà máy chế biến bô xít. Trong đó, UBND tỉnh đề nghị Bộ TN&MT sớm rà soát, khoanh định khu vực không đấu giá các mỏ bô xít nêu tại Quyết định (số 866/QĐ-TTg) và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đối với các dự án khai thác quặng bô xít trên địa bàn tỉnh.
18. Quảng Nam: Doanh nghiệp “đòi” tiền vì bị yêu cầu dừng tận thu khoáng sản
UBND tỉnh Quảng Nam vừa có văn bản giao Sở TNMT chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Cục Thuế tỉnh, UBND huyện Quế Sơn và các ngành liên quan nghiên cứu nội dung đề nghị hoàn trả tiền cấp quyền khai thác khoáng sản của Cty TNHH MTV Xây dựng Quảng Phú. Chỉ đạo trên được đưa ra sau khi doanh nghiệp 2 lần kiến nghị địa phương xác định lại các nghĩa vụ tài chính về tiền cấp quyền, chi phí cải tạo phục hồi môi trường, đóng cửa mỏ và các khoản chi phí khác có liên quan... và đề nghị hoàn lại tiền thực hiện nghĩa vụ tài chính của công ty đã nộp vào ngân sách Nhà nước các cấp, tương ứng với khối lượng còn lại chưa khai thác tận thu khoáng sản do công ty bị dừng, chấm dứt khai thác trước thời hạn của chính quyền các cấp. Thông tin trên Diễn đàn doanh nghiệp.
19. Nhiều vi phạm tại các công ty khai thác khoáng sản ở Đà Nẵng
Sở TN&MT Đà Nẵng vừa công bố nhiều kết luận thanh tra về việc chấp hành pháp luật trong hoạt động khai thác khoáng sản đối với các công ty khai thác mỏ trên địa bàn TP. Nhiều vi phạm tại các công ty khai thác khoáng sản ở Đà Nẵng (Pháp luật TP.HCM, Đầu tư). Có 4 công ty khai thác khoáng sản ở thành phố Đà Nẵng bị thanh tra chỉ ra sai phạm trong việc khai thác đất, đá khi chưa hoàn thiện hồ sơ. Gần 640.000m3 đất, đá ở Đà Nẵng bị khai thác "lậu" (Dân trí, Công luận).
Nguồn: Văn Phòng Bộ Tài nguyên Môi trường tổng hợp